Bất động sản Hà Nội phát triển về khu vực phía đông

vinhomes ocean park

15 năm trước, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, thị trường bất động sản thủ đô phát triển bùng nổ về phía tây. Đến thời điểm hiện tại, quỹ đất khu vực phía tây của Hà Nội đã được khai thác hết, trong khi đó, các công trình hạ tầng giao thông khu phía đông đang được tập trung phát triển và quỹ đất ở khu này còn. Các cơ quan nghiên cứu thị trường và nhà phát triển dự án dự báo trong thời gian tới, thị trường bất động sản khu đông Hà Nội sẽ ghi nhận sự chuyển động.

vinhomes ocean park

Những khu đô thị phía đông trở nên hấp dẫn

Chị Thanh Lan, một giáo viên của trung tâm anh ngữ tại Hà Nội mới đây tìm mua cho gia đình nhỏ của mình một căn chung cư. Tuy nhiên, do tìm nhiều nơi ở phía Tây Hà Nội mà không có dự án căn hộ nào giá dưới 2 tỉ nên chị đành chuyển hướng sang khu vực phía đông của Hà Nội, đi qua cầu Vĩnh Tuy để mua nhà ở khu đô thị Ocean Park. Do còn trẻ, nên chị Lan không quản ngại đi xa trung tâm nội thành hàng chục km để được tận hưởng cuộc sống văn minh ở một khu đại đô thị với hạ tầng đồng bộ bể bơi, cây xanh và nhiều dịch vụ tiện ích khác.

Còn anh Hồng Hải, sau khi làm việc tại một cơ quan nhà nước đến tuổi nghỉ hưu, anh chọn mua một căn hộ ở một khu đô thị nằm ở phía đông của Hà Nội là EcoPark. Nếu từ khu đô thị này đi vào hồ Hoàn Kiếm (trung tâm của Hà Nội) gần 15km. Song anh Hải tính toán nếu hằng ngày anh vẫn còn đi làm thì quãng đường này di chuyển cũng khá tắc. Song, bây giờ anh đã nghỉ hưu nên muốn tận hưởng cuộc sống ở khu đô thị sinh thái hiện đại nhiều cây xanh thay vì sống tại một ngôi nhà trong quận nội thành gần trung tâm nhưng ngõ ngách chật chội.

Không chỉ chị Lan và anh Hải, hiện nay khá nhiều người dân Hà Nội chọn sống ở hai khu đô thị trên. Đây cũng là 2 đại đô thị lớn ở phía đông Hà Nội và thu hút khá nhiều cư dân thủ đô lựa chọn đến đây để sống để tận hưởng cuộc sống văn minh của những khu đô thị mới.

Tại phía đông của Hà Nội, Ecopark là khu đại đô thị đã được hình thành ngay sau khi cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy được đầu tư. Đây là khu đô thị thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và nằm ở ráp ranh với Hà Nội. Sau khi bán hết giai đoạn một, vài năm nay khu đô thị này đã được phát triển giai đoạn hai và tới nay khu đô thị này vẫn liên tục được mở rộng…

Chỉ sau khi Ecopark được đầu tư một thời gian, khu biệt thự Vinhomes Riverside cũng được tập đoàn VinGroup đầu tư. Các đây vài năm VinGroup tiếp tục đầu tư Vinhomes Ocean Park và nhanh chóng hết hàng (cả biệt thự và hàng chục ngàn căn hộ). Do quỹ đất khu vực này của Hà Nội không còn, cách đây 2 năm, VinGroup đã đầu tư Vinhomes Ocean Park 2 The Empire tại Hưng Yên cách khu thứ nhất chỉ vài km. Tiếp đến Vinhomes Ocean Park 3 The Crown cũng được chủ đầu tư này cho ra mắt tại Hưng Yên…

Không chỉ các đại đô thị trên được đầu tư, nhiều dự án chung cư riêng lẻ chỉ một vài tòa nhà của các chủ đầu tư khác cũng được đầu tư ở khu vực phía đông Hà Nội và cũng thu hút được nhiều người mua.

Kỳ vọng sự chuyển động mạnh mẽ

Thực tế cho thấy, nhờ có cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy được đầu tư nên đã tăng hấp dẫn cho các dự án đại đô thị. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, đi lại của người dân sinh sống tại các khu đô thị khu vực phía đông của Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy mới đây đã được đầu tư mở rộng gấp đôi.

Nói tại hội thảo về thị trường bất động sản Hà Nội diễn ra vào cuối tuần trước, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua, thị trường bất động sản khu vực phía đông Hà Nội đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các dự án đại đô thị chú trọng cảnh quan, môi trường sống gắn liền với tiện ích của cư dân cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng góp phần tạo nên một diện mạo mới, tạo ra sự sôi động cho thị trường bất động sản khu vực phía đông thủ đô. Ông Đính còn cho rằng khu vực phía đông sẽ là trung tâm mới của thị trường bất động sản thủ đô trong tương lai.

Cũng tại hội thảo trên, đánh giá về tiềm năng của khu đông của Hà Nội, ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện là thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cũng nhận định, khu đông Hà Nội là thị trường đi sau phía tây nhưng có lợi thế to lớn về hạ tầng giao thông, quỹ đất để thị trường bất động sản có thể phát triển mạnh mẽ.

Ông Thiên cũng phân tích thời điểm mà Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội là lúc khu phía tây của thủ đô “trở mình” phát triển mạnh mẽ nhưng đến giờ đã được lấp đầy bởi các dự án bất động sản. Đến giờ, với sự phát triển của hạ tầng (cầu và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) khu đông của Hà Nội đang trên hành trình vươn lên trở thành thị trường nhiều tiềm năng, hứa hẹn sẽ là vùng thu hút đông đảo nhà đầu tư đổ về trong thời gian tới bởi có nhiều đại khu đô thị hiện đại. Đặc biệt, khu đông của Hà Nội, huyện Gia Lâm sẽ lên quận vào thời điểm cuối năm.

Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành với thị trường bất động sản, ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và phát triển bất động sản SGO Homes, thành viên tổ công tác thị trường của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng có đồng quan điểm với ông Thiên. Ông Chung cho biết, giai đoạn từ năm 2008-2018, khi nói đến thị trường bất động sản Hà Nội, nhà đầu tư chỉ nhắc đến khu vực phía Tây và Bắc thành phố. Trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường bất động sản khu vực phía đông Hà Nội chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ với hàng loạt các dự án đại đô thị đẳng cấp cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, các khu đô thị khu vực phía đông Hà Nội sẽ đón nhận lực cầu mạnh mẽ của người dân Hà Nội do quỹ đất trung tâm không còn. Cũng tại hội thảo nêu trên, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, ở đâu có sự đầu tư bài bản về hạ tầng giao thông, tư duy phát triển hiện đại, quỹ đất còn dồi dào thì ở đó sẽ thu hút sự phát triển của các nhà đầu tư. Và khu đông của Hà Nội hiện chính là khu vực có những lợi thế đó.

Nhờ hạ tầng phát triển tốt, nên bà Vũ Hà Thu, Phó Tổng giám đốc Newstarland (đơn vị cung cấp dịch vụ bất động sản) cho rằng, hiện nay người dân không còn quan trọng khoảng cách bao xa mà quan trọng di chuyển bao lâu. Vì vậy, dù là vùng ven thủ đô nhưng được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, thì người dân vẫn sẽ đổ về sinh sống tại các quận, huyện phía đông thủ đô.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn Hà Nội thực hiện, tính đến ngày 1-4-2019 dân số Hà Nội hơn 8 triệu người (2,22 triệu hộ gia đình). Thời điểm đó, tính toán cho thấy trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng thêm khoảng 160.000 người – tương đương một huyện lớn. Trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Ước tính đến năm 2030 dân số Hà Nội sẽ khoảng hơn 9,7 triệu người…

Trong khi tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, việc gia tăng dân số tại các quận trung tâm Hà Nội đang tạo ra sức ép lớn gây quá tải đối với công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; khó khăn trong quản lý an ninh, trật tự công cộng, bảo đảm vệ sinh môi trường và chất lượng sống cho người dân…

Thực tế cho thấy, giai đoạn trước, để giải bài toán giãn dân ra khỏi vùng nội đô, Hà Nội đã tập trung phát triển nhiều khu đô thị mới cùng hạ tầng giao thông về phía tây thành phố. Tuy nhiên, hiện nay khu phía tây này cũng đang bắt đầu phải đối diện với tình trạng quá tải dân số. Các trục đường chính nối khu vực này với các quận trung tâm thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn mỗi ngày, nguyên nhân là bởi hàng loạt chung cư cao tầng mọc lên, kéo theo lượng dân số trẻ tăng vọt nhưng hạ tầng giao thông không kịp đáp ứng.

Với tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển tương đương thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, khu vực phía đông đã được quy hoạch là một trong ba trục phát triển chính của thành phố. Theo Quy hoạch đô thị sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 12 cây cầu bắc qua sông Hồng (6 cây cầu hiện hữu và 6 cây cầu dự kiến xây mới). Quy mô dân số chỉ tính riêng tại 2 bên bờ sông đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 300.000 dân, tương đương dân số của cả quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ hiện tại. Bên cạnh đó, trong tương lai, hạ tầng khu Đông còn được nâng cấp bởi 8 tuyến đường sắt Metro. Trong đó, 2 tuyến Metro 8 (đoạn Sơn Đồng – Dương Xá) và Metro 1 (đoạn Gia Lâm – Dương Xá) sẽ trực tiếp đi qua huyện Gia Lâm.

Bên cạnh sự phát triển các tuyến cầu và đường sắt, khu đông mở rộng của Hà Nội còn được hưởng lợi từ nhiều tuyến đường huyết mạch như: quốc lộ 5A, quốc lộ 5B (cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) được thông xe từ năm 2015. Vành đai 4 gắn kết chặt chẽ với vùng Thủ đô và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dự kiến sẽ được khởi công năm 2023. Vành đai 3,5 kết nối đến các khu vực Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Với những hệ thống giao thông đã và đang được phát triển này, người dân ở khu Đông không những có nhiều lựa chọn trong việc vào trung tâm thành phố, mà thời gian di chuyển ngày càng ngắn lại.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, trong giai đoạn 2023 – 2025, nguồn cung cao tầng khu đông của Hà Nội sẽ có thêm 87.900 căn hộ mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *